Hội nghị quốc gia Trưng_cầu_dân_ý_Newfoundland_năm_1948

Chính phủ Anh Quốc quyết định để cho người Newfoundland thương thảo và lựa chọn tương lai của họ bằng cách triệu tập một quốc hội vào năm 1946. Thẩm phán Cyril J. Fox là chủ tịch quốc hội, với 45 thành viên được bầu và trong đó có thủ tướng tương lai của Newfoundland là Joey Smallwood.[6]

Quốc hội lập các ủy ban để nghiên cứu vị thế tương lai của Newfoundland. Nhiều thành viên cho rằng quyết định cuối cùng được đưa ra vào cuối các cuộc thương thảo của họ, song thời gian biểu trở nên xáo trộn khi Joey Smallwood đề nghị Quốc hội nên cử một phái đoàn đến Ottawa để thảo luận về một liên hiệp vào tháng 10 năm 1946.[6] Đề nghị của ông thất bại do chỉ nhận được sự ủng hộ của 17 thành viên, song sau đó Quốc hội Newfoundland quyết định cử các phái đoàn đến cả Luân Đôn và Ottawa.

Phái đoàn đến Luân Đôn gồm các thành viên được cho là chống liên hiệp, họ muốn Newfoundland trở thành quốc gia độc lập hơn là gia nhập Canada.[6] Nhóm rời khỏi Newfoundland vào ngày 25 tháng 4 năm 1947, và họp với một phái đoàn Anh Quốc do Bộ trưởng Sự vụ lãnh thổ tự trị Michael Addison dẫn đầu. Anh Quốc trả lời phái đoàn rằng họ sẽ không cung cấp trợ giúp kinh tế cho Newfoundland nếu lãnh thổ trở lại chính phủ trách nhiệm. Lãnh đạo phái đoàn từ Newfoundland là Peter Cashin có một phái biểu giận dữ trước Quốc hội vào ngày 19 tháng 5 rằng"Tồn tại một âm mưu nhằm bán quốc gia này cho Quốc gia tự trị Canada".[6]

Phái đoàn đến Ottawa do các thành viên ủng hộ liên hiệp chiếm ưu thế, bao gồm cả Joey Smallwood, họ muốn liên minh với Canada hơn là độc lập.[7] Các cuộc thương lượng bắt đầu giữa họ và Ottawa vào ngày 24 tháng 6 năm 1947, mục tiêu là ở lại Ottawa đến khi cần thiết nhằm dàn xếp các điều khoản tốt cho sự gia nhập của Newfoundland. Ottawa ban đầu miễn cưỡng vì họ thấy rằng đây không phải là đại diện chính thức của Quốc gia tự trị Newfoundland, song nội các liên bang cuối cùng chấp thuận bắt đầu đàm phán vào ngày 18 tháng 7.[7] Đến giữa tháng 8, hiệp định gồm các điều khoản dự thảo gần hoàn thành. Tuy nhiên, do đại diện của New Brunswick là Frank Bridges từ trần, các cuộc đàm phán kết thúc trên thực tế. Thủ tướng Canada William Lyon Mackenzie King từ chối tiếp tục thảo luận cho đến khi New Brunswick có đại diện,[7] do vậy phái đoàn quay về St. John's.

Quốc hội Newfoundland tái triệu tập vào ngày 10 tháng 10, Joey Smallwood trình bày báo cáo của phái đoàn mình, chọc giận những người phản đối liên minh.[7] Ngay khi Quốc hội quyết định thảo luận về báo cáo, các điều khoản dự thảo từ Ottawa đến. Ottawa đề nghị gánh hầu hết nợ, thương lượng một hiệp định thuế, và phác thảo những công vụ vẫn nằm trong quyền tài phán của tỉnh.[7]

Liên quan

Trưng cầu dân ý độc lập Québec, 1995 Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016 Trưng cầu ý dân về chính thể Ý năm 1946 Trưng cầu dân ý về quốc kỳ New Zealand, 2015–2016 Trưng cầu dân ý độc lập Scotland, 2014 Trưng Trắc Trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Nga 2020 Trưng cầu dân ý Krym 2014 Trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 Trưng cầu dân ý Quốc gia Việt Nam 1955

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng_cầu_dân_ý_Newfoundland_năm_1948 http://www.collectionscanada.ca/confederation/0230... http://www.heritage.nf.ca/law/britain.html http://www.heritage.nf.ca/law/national.html http://www.heritage.nf.ca/law/ottawa.html http://www.heritage.nf.ca/law/referendums.html http://www.gov.nl.ca/publicat/royalcomm/section2.p... http://www.amazon.com/gp/reader/B005233WJG/ http://www2.marianopolis.edu/nfldhistory/FirstConf... http://www2.marianopolis.edu/nfldhistory/Newfoundl... http://www2.marianopolis.edu/nfldhistory/TheDevelo...